9 nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện đổi mới của ngành Giáo dục

Lượt xem:


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao nhiệm vụ cụ thể cho ngành giáo dục trong năm học mới 2017-2018

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao nhiệm vụ

cụ thể cho ngành giáo dục trong năm học mới 2017-2018

GD&TĐ – Tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018, được diễn ra sáng 21/8 vừa qua Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đến dự và chỉ đạo ngành Giáo dục 9 nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện đổi mới của ngành. Báo Giáo dục và Thời đại xin trân trọng trích dẫn phát biểu về các nhiệm vụ được Phó thủ tướng giao cho ngành Giáo dục.

1. Tất cả các cấp học, đặt biệt là mẫu giáo, tiểu học phải rất quan tâm đến giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng việc dạy người. Việc này phải làm mạnh mẽ hơn, thực chất hơn nữa. Phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên, đoàn đội để giáo dục cho thiết thực.

Chúng ta không bàn đến triết lý nhưng phải dạy cho con người nhân văn. Đầu tiên từ những luân thường đạo lý rất là cơ bản, dạy những cái rất thiết thực như vệ sinh, thể dục, thể thao, trực nhật lớp, sân trường để học sinh yêu lao động, biết trân trọng người lao động.

Giáo dục toàn diện, để khai mở kiến thức và trí tuệ cho học sinh đúng với tinh thần giáo dục mới. Một mặt nghiêm túc vì các cháu nhỏ, một mặt phải có các hoạt động khơi gợi cho các cháu. Giáo dục những điều rất thiết thực từ yêu bố mẹ, người thân, làng xóm rồi đến yêu đất nước thì có được mới ý thức công dân toàn cầu.

Suy cho cùng có mấy điểm: Giáo dục các cháu để có tấm lòng tốt, thành người tốt, có trí tuệ và có lòng yêu nước, thương nòi và ý thức công dân toàn cầu. Đặc biệt là cấp phổ thông, tiểu học. Kêu gọi các bậc phụ huynh học sinh nên tăng cường tham gia chia sẻ với giáo viên trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Giống như cha mẹ ở nhà cũng có lúc phải động viên, có lúc phải nghiêm khắc.

2. Đổi mới và phát huy sáng tạo, các đồng chí lấy ý kiến từ bên dưới cố gắng bãi bỏ hết những quy định cứng nhắc theo kiểm cầm tay chỉ việc, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Đặc biệt là các quy định có tính hình thức, các loại chuẩn, tiêu chuẩn.

Yêu nước thì phải thi đua, chúng ta không bỏ hết các phong trào thi đua, thậm chí có phong trào thi đua mới, nhưng tinh thần là phải hết sức thiết thực, nó không được nhàm, không được dần dần thành lối mòn và thành đánh giá.  Tôi đã từng đi những trường rất xa, miền núi đại ngàn nhưng vệ sinh lại xây khép kín ngay giữa trường chính, nước thì không có.. Tất cả những điều đó tôi cho là xuất phát từ những điều cứng nhắc từ trên xuống. Chúng ta phải bỏ, và cùng nhau làm.

3. Phát huy tính chủ động, tăng cường tự chủ. Đại học tự chủ theo đúng nghĩa. Từ chủ không chỉ là ở trường với Bộ mà tự chủ xuống đến từng bộ môn, từng giáo viên. Bộ cũng gương mẫu làm tốt vai chủ quản. Cần phát huy dân chủ, sáng tạo trong giáo dục.

4. Chương trình sác giáo khoa, một mặt yêu cầu các địa phương có thêm thời gian. Nhưng chúng ta cũng không thể nói lý do: Không có trường, lớp nên lùi chương trình mới. Các sở phải nắm lấy tình hình, trình ra ủy ban, trình ra hội đồng nhân dân những việc làm cần thiết về cơ sở, về giáo viên để có bước chuẩn bị tích cực nhất.

Về phía Bộ: Đổi mới làm một lần áp dụng cho nhiều năm cho nên chất lượng phải chuẩn. Chúng ta làm với tinh thần khẩn trương nhất nhưng nếu chưa thấy yên tâm có thể báo cáo các cơ quan có chức năng để điều chỉnh tiến độ. Tinh thần là khẩn trương nhưng chất lượng phải chuẩn.

5. Tinh thần đổi mới có rồi, qua các chương trình tập huấn phải mang cái đó xuống, cái sự đổi mới ngay bây giờ các giáo viên phải mang tinh thần đổi mới vào dạy học. Đó là sự chuẩn bị cần thiết nhất; giáo viên cũng tự xác định mình cũng cần đổi mới, tất cả các vùng từ đô thị cho đến nông thôn các vùng xa nhất đều phải đổi mới thì giáo dục mới đi lên được. Một người thầy là quan trọng nhất, người thầy tốt, chịu đổi mới thì bao nhiêu học sinh được nhờ, người thầy mà không đáp ứng được yêu cầu thì bao nhiêu học sinh chịu thiệt thòi.

Ở đây đòi hỏi đổi mới rất gốc rễ, Bộ quản lý chất lượng, không trực tiếp chỉ huy cấp dưới nhưng phải ra các điều kiện, các văn bản để nắm được tình tình để chỉ đạo nhằm đảm bảo chất lượng. Chúng ta dự báo được tình hình, biên chế từng môn. Nên câu chuyện thừa giáo viên nên dẫn đến nhiều hệ lụy: Sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc.

Các trường sư phạm làm theo đặt hàng: Bồi dưỡng giáo viên chuyển đổi, bồi dưỡng kiến thức. Đề nghị các địa phương báo cáo cấp có thẩm quyền và làm nghiêm túc, làm đến nơi, đến trốn.

6. Cơ sở vật chất còn khó khăn, đến như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh còn chưa đủ để trường tiểu học học 2 buổi/ngày, chưa nói đến vùng sâu, vùng xa, những vùng rất khó khăn. Từng địa phương nếu chú ý vẫn có thể có bước chuẩn bị tốt. Đề nghị các đồng chí lãnh đạo địa phương quan tâm cho vấn đề này.

7. Tiếp tục có những đổi mới thi cử về kỹ thuật. Tinh thần chủ yếu vào khâu ra đề cho tốt hơn. Đề nghị tuyển sinh là tự chủ của các trường, tổ chức kỳ thi đảm bảo trung thực để cung cấp dữ liệu để các trường tham khảo tuyển sinh. Vì thế tinh thần vì học sinh. Bộ làm việc với các trường có nhất thiết chia nhỏ hai bài: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội hay không/mục đích là đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của các trường. Tinh thần của chúng ta là vì học sinh.

Các trường kêu thí sinh ảo, bây giờ tự chủ nên chuyện đó là của các trường tự giải quyết. Cứ khó là kêu, là không được. Các nước phương Tây một học sinh đăng ký hàng bao nhiêu trường, nên các em nhận được mấy chục trường. Các cháu cũng chỉ chọn được một trường như vậy có ảo nhưng người ta có kêu đâu.

Các trường kêu cũng có lý của mình, nhưng cái lý chung hết là chúng ta đang đặt trách nhiệm đổi mới nền giáo dục này. Chúng ta là những người tiên phong để xã hội đồng thuận đổi mới. Đề nghị các trường chung sức, chung lòng, cố gắng vì học sinh và vì đổi mới.

8. Thời gian kỳ nghỉ hè của học sinh còn phù hợp không, mặt nào được, mặt nào không được. Thực tế các trường đều tựu trường sớm nên phải nghiên cứu lại nếu không lại thành hình thức. Năm tới, các đồng chí cần bàn giáo diết việc này.

9. Giáo dục thường xuyên, đề nghị Bộ rất chủ động, bàn với các Bộ liên quan để làm sao xây dựng xã hội học tập. Cái này là thành tố rất quan trọng, chúng ta phải dành thời gian để chỉ đạo.

Công việc nhiều nên mong các đồng chí trong toàn ngành, các thầy, các cô tiếp tục phát huy những mặt được trong năm học vừa qua để làm tốt trong năm học này.

Theo Bộ GD&ĐT