CÔNG TÁC BẢO VỆ, AN TOÀN TRƯỜNG HỌC

Lượt xem:


PHÒNG GDĐT KRÔNG PẮC

TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC BẢO VỆ, AN TOÀN TRƯỜNG HỌC

1. Công tác giáo dục, tuyên truyền:

– Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong học sinh. Tăng cường công tác phối hợp quản lý, không để học sinh tham gia tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng.

– Quán triệt, thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về việc cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng pháo nổ. Giáo dục, tuyên truyền mạnh mẽ trong học sinh về việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ; phối hợp ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm (điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe, chở quá số người quy định, uống rượu, bia trước khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy tham gia giao thông, tham gia hoặc cổ vũ đua xe trái phép,…).

–  Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục đạo đức, lối sống, nắm bắt và định hướng tư tưởng chính trị của công chức, viên chức, học sinh; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Phát huy vai trò của Đội thiếu niên  trong các hoạt động ngoại khóa, tạo sân chơi lành mạnh để giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức cho học sinh. Tăng cường tuyên truyền định hướng cho học sinh nhận thức được mặt trái của trò chơi điện tử trực tuyến (game online) và các loại phim ảnh có nội dung xấu.

–  Giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức về tác hại, sự ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội của tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc,…

– Tổ chức tốt công tác trực ban, bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trường học và sẵn sàng phối hợp xử lý khi có vụ việc xảy ra liên quan đến nhà trường.

2. Công tác phối hợp:

– Tăng cường các biện pháp phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương và gia đình học sinh nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học đặc biệt là các vụ việc học sinh dùng hung khí đánh nhau, học sinh nữ đánh nhau hội đồng, quay phim, đưa lên mạng internet.

– Phối hợp, tổ chức để học sinh được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh; tổ chức thăm hỏi, động viên, chúc tết gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công; có hình thức hỗ trợ, động viên cán bộ, nhà giáo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khăn nhân dịp tết âm lịch.

– Phối  hợp chặt chẽ với công an trong công tác bảo đảm ANTT, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội: Nhà trường cần chủ động  phối hợp với công an địa phương  xây dựng  kế hoạch, nắm bắt thông tin, xử lý tình huống ANTT liên quan, kiến nghị với chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề  phức tạp về ANTT khu vực xung quanh trường học.

– Phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể  trong nhà trường. Căn cứ chức năng nhiệm vụ của mỗi đoàn thể, nhà trường  chủ động phối hợp, tạo điều kiện (cả về vật chất, cơ chế, …) để tổ chức đoàn thể thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục.

– Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, kịp thời nắm bắt và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong đội ngũ, tạo lòng tin, kích thích đội ngũ mạnh dạn đóng góp hình thành nhận thức mới, từ đó có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nội qui cơ quan, qui chế chuyên môn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị, của ngành.

3. Tổ chức thực hiện

  • Đối với Nhà trường:

– Xây dựng kế hoạch hoạt động và  triển khai thực hiện đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

– Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm, xây dựng tủ sách pháp luật cung ứng đầy đủ các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của báo cáo viên và CBGV, học sinh có nhu cầu tìm hiểu.

– Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CBGV trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn, lồng ghép với các hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và học sinh tự giác, tích cực tham gia vào phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc.

– Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA  giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Công an về việc hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác bảo đảm ANNT trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

– Bảo vệ trường thực hiện thật tốt công tác tiếp dân, hướng dẫn cụ thể công tác liên hệ làm việc với lãnh đạo nhà trường, không để người ngoài trực tiếp vào lớp học.

– Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trong nhà trường là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân có liên quan, trong đó trách nhiệm chính là côg tác bảo vệ nhà trường, cơ quan Công an xã phối hợp hướng dẫn.

  • Đối với cán bộ, giáo viên:

– Tiếp tục thực hiện Kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo về  Kế hoạch  xây dựng “trường học an toàn về an ninh trật tự” giai đoạn 2015 – 2020

– Tổ chức thực hiện có hiệu quả đối với công tác ANTT trường học và xử lý nghiêm các vụ việc học sinh dùng hung khí đánh nhau, học sinh nữ đánh nhau hội đồng, quay phim, đưa lên mạng internet.

– Tăng cường công tác vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên tham gia có hiệu quả các hoạt động phòng ngừa và trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trong  trường học gắn với việc thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” kết hợp với các cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động: “Hai không” và cuộc vận động: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn cán bộ, giáo viên và học sinh.

  • Đối với học sinh:  

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp cùng Giáo viên Tổng phụ trách Đội nhà trường xây dựng Chi đội vững mạnh, tự quản tốt, lớp học thân thiện học sinh tích cực, tập trung thực hiện các nội dung sau đây:

– Phổ biến, tuyên truyền đến tận học sinh về: Qui định xử lí học sinh, sử dụng các chất gây nghiện, qui định xử lí học sinh vi phạm ma tuý, an toàn giao thông của Ban chỉ đạo Quốc gia về giáo dục phòng chống AIDS-Ma túy, về an toàn giao thông.

– Tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia tuyên truyền, cổ động về bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và ma tuý trong các ngày lễ lớn, trong các tháng trọng điểm theo chỉ đạo của các cấp.

– Tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục về đạo đức, lối sống trong học sinh theo các hình thức thực hành nội khoá, ngoại khoá.

– Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường thực hiện công tác truyền thông, tổ chức các hoạt động : “Hãy nói không với ma túy”, “ Cho ngôi trường em không có tệ nạn xã hội ”…

– Nâng cao ý thức đề cao cảnh giác trong học sinh, không để bọn xấu lôi kéo, lợi dụng. Kịp thời báo cáo cho thầy cô giáo, người lớn biết những người lạ mặt vào trường mà có hành vi, thái độ không rõ ràng, minh bạch. Tuyệt đối không xem, lưu truyền văn hóa phẩm đồi trụy, không vào những trang web có nội dung xấu, không lành mạnh.

– Có thái độ, hành vi ứng xử văn hoá, tôn trọng, lễ phép với thầy cô, nhân viên nhà trường và người lớn tuổi, đoàn kết giúp đỡ bạn, trung thực trong lời nói, việc làm. Có ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; Quy chế, nội quy của trường học, không dùng chất kích thích như chích hút ma tuý, thuốc lá, uống rượu bia, không gây gổ đánh nhau, không la ré làm mất trật tự trong trường học, lớp học; không trộm cắp, không vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự nhà trường.

                                                                             HIỆU TRƯỞNG